Bảo trì máy phát điện công nghiệp là quy trình không thể thiếu trong quá trình sử dụng máy phát điện. Để đảm bảo máy móc không bị hư hỏng, xảy ra sự cố không mong muốn hoặc kéo dài thời gian sử dụng, thì bảo trì máy phát điện hay sửa chữa máy phát điện là việc rất cần thiết. Viêc bảo trì, kiểm tra máy phát điện phải được thực hiện định kỳ ít nhất từ 3 đến 6 tháng một năm.

Do đó doanh nghiệp nên liên hệ các công ty dịch vụ chuyên bảo trì máy phát điện, sửa chữa máy phát điện công nghiệp để tiến hành lên kế hoạch kiểm tra, bảo dưỡng máy móc. Việc thực hiện cần được các đơn vị chuyên nghiệp hoặc bộ phận kỹ thuật có chuyên môn thực hiện, tránh xảy ra tình trang hỏng hóc hay sợ cố không đáng có trong quá trình thực hiện.

Liên hệ chúng tôi, Máy Phát Điện Sài Gòn chuyên cung cấp dịch vụ sửa chữa, bảo trì, bảo dưỡng máy phát điện công nghiệp.

Bảo trì máy phát điện công nghiệp
Bảo trì máy phát điện công nghiệp tp HCM

Kế hoạch bảo dưỡng, bảo trì máy phát điện công nghiệp

Để đảm bảo việc bảo trì máy phát điện được kiểm tra sát sao, liên tục và định kỳ doanh nghiệp cần lập bảng kế hoạch tất cả các bước, quy trình bảo trì máy. Tất cả các bước cần được ghi chú rõ ràng và được bàn giao chặt chẽ, tránh tình trạng xảy ra sự cố trong quá trình vận hành. Dưới đây là bảng kế hoạch mô tả công việc cơ bản theo từng cấp độ của máy :

LOẠI CÔNG VIỆC

MÔ TẢ CÔNG VIỆC

GHI CHÚ

BẢO TRÌ BẢO DƯỠNG CẤP ĐỘ 1 1./ Kiểm tra và bảo trì động cơ

– Kiểm tra nhật kí chạy máy(giờ chạy và tình trạng hoạt động)

– Kiểm tra động cơ và các hệ thống phục vụ:

+ Kiểm tra sự liên kết của bulông chân máy và xung quanh động cơ

+ Kiểm tra mức dầu đốt, nước làm mát và nhớt bôi trơn

+ Kiểm tra sơ bộ chất lượng dầu đốt, nước LM và nhớt BT

+ Kiểm tra rò rỉ dầu đốt, nước LM, nhớt BT ở đường ống, đầu nối

+ Thông số đồng hồ áp lực nhớt BT, nước LM vào và ra khỏi động cơ, điện áp, tần số, công suất, ắc quy khởi động và hệ thống an toàn.

+ Kiểm tra tiếng động lạ.

+ Kiểm tra hệ thống khí nạp.

+ Kiểm tra hệ thống xả.

+ Kiểm tra ống thông hơi.

+ Kiểm tra độ căng dây Curoa.

+ Kiểm tra tình trạng cánh quạt.

+ Kiểm tra & điều chỉnh hiệu điện thế. (Nếu có… )

Thời gian hoạt động của máy từ 0 giờ đến 1000 giờ chạy máy (Mỗi đợt bảo trì cách nhau 6 tháng)
BẢO TRÌ BẢO DƯỠNG CẤP ĐỘ 2 1./ Kiểm tra và bảo trì động cơ

– Lặp lại các bước kiểm tra định kỳ cấp độ 1.

– Kiểm tra nồng độ dung dịch nước làm mát, nếu thiếu phải châm thêm .

– Kiểm tra hệ thống lọc khí:

+ Kiểm tra đường ống cứng, ống mềm, các mối nối.

+ Kiểm tra bộ chỉ thị áp lực trên đường nạp (Nếu có)

+ Vệ sinh bộ lọc gió và thay thế (nếu cần)

– Kiểm tra tình trạng cánh quạt.

– Kiểm tra sự hoạt động an toàn của hệ thống tắt máy khẩn cấp

– Kiểm tra tình trạng bộ tản nhiệt, vệ sinh (nếu cần)

– Kiểm tra van hằng nhiệt (Nếu có)

– Kiểm tra ắc quy, dây nạp và dây khởi động cho ắc quy

2./ Phụ tùng và vật tư thay thế

+ Nhớt máy.

+ Lọc nhớt BT, lọc dầu đốt, lọc nước LM và lọc gió (nếu cần).

+ Nước làm mát

– Chạy máy, kiểm tra tổng thể máy phát điện

Từ 1000 giờ đến 2000 giờ (Mỗi đợt bảo trì cách nhau 6 tháng)

BẢO TRÌ BẢO DƯỠNG CẤP ĐỘ 3

1./ Kiểm tra và bảo trì động cơ

– Lập lại chế độ bảo trì cấp độ 2

– Làm sạch động cơ.

– Điều chỉnh khe hở nhiệt xú páp

– Cân chỉnh lại áp lực vòi phun (nếu cần).

– Kiểm tra hệ thống bảo vệ động cơ.

– Bôi mỡ bánh căng đai, phần ngoài động cơ.

– Kiểm tra và thay thế những đường ống hư.

– Bình điện. ( Thay mới nếu không đủ điện )

– Xiết lại những bulông bị lỏng.

– Kiểm tra toàn bộ máy phát điện.

– Đo và kiểm tra độ cách điện ( Đầu phát điện )

2./ Phụ tùng và vật tư thay thế

– Sau 2000 – 6000 giờ máy hoạt động phụ tùng cần thay .

+ Bộ lọc nhớt

+ Bộ lọc nhiên liệu

+ Bộ lọc nước

+ Dây Curoa phần trục và máy phát xạc bình ( Nếu cần)

+ Nước làm mát

+ Ống cấp nhiên liệu, các van ống ( Ống dầu nềm nếu cần)

Từ 2000 giờ đến 6000 giờ

Lưu ý: Phải có dụng cụ chuyên dùng

BẢO TRÌ BẢO DƯỠNG CẤP ĐỘ 4 1./ Kiểm tra và bảo trì động cơ

– Lập lại chế độ bảo trì cấp độ 3. ( Trung tu )

+ Làm sạch động cơ

+ Kiểm tra hệ thống làm mát

– Làm sạch và cân chỉnh áp lực béc phun, bơm nhiên liệu: thực hiện trên máy chuyên dùng tại xưởng.

– Làm sạch bên ngoài dàn tản nhiệt làm mát: dùng máy phun nước áp lực (Hoặc hóa chất tẩy rửa sinh hàn nếu cần).

– Làm sạch và xúc rửa bên trong hệ thống làm mát: Dùng chất xúc rửa chuyên dùng của Fleetguard.

– Tháo rã, làm sạch và kiểm tra nếu phát hiện chi tiết hư hỏng thì sẽ thay thế

+ Puli cánh quạt.

+ Bộ tăng áp.

+ Bộ giảm chấn.

+ Puli giảm chấn.

+ Puli bơm nước

+ Bơm nhớt dưới catte

+ Máy phát xạc bình

+ Bơm cao áp

+ Các đường ống dẫn nước và khí nạp

2./ Phụ tùng và vật tư thay thế

+ Bộ sửa chữa bơm nước. ( nếu cần )

+ Bơm nhớt bôi trơn. ( Nếu cần )

+ Bộ puli trung gian.

+ Thay nước làm mát, lọc nước

+ Thay lọc nhiên liệu và lọc nhớt

Lưu ý: Phải có dụng cụ chuyên dùng

Các sự cố thường gặp của máy phát điện công nghiệp

  • Xảy ra sự cố rò rỉ của hệ thống nhớt, dầu diesel, nước làm mát và hệ thống khí xả.
  • Hệ thống bôi trơn bị Bụi bẩn, nước và các chất bẩn khác xâm nhập vào, gây ra hiện tượng ăn mòn hoặc làm tắc nghẽn các bộ phận của hệ thống nhiên liệu.
  • Đảm bảo cọc bình ắc-quy và cáp được kết nối chặt chẽ. Kết nối lỏng hoặc bị ăn mòn có điện trở cao khiến cho việc khởi động máy khó khăn.
  • Mức nước làm mát thấp có thể làm nóng động cơ và gây hư hỏng động cơ nghiêm trọng.
  • Lõi lọc gió bám nhiều bụi bẩn do hoạt động trong môi trường có nhiều bụi bẩn hoặc không vệ sinh định kỳ.
  • Đồng hồ hiển thị điện áp không đủ.
  • Máy tắt khi đóng tải hoặc bị sụt áp.
  • Và nhiều sự cố thường gặp khác…

 

Bảo trì máy phát điện - sửa chữa máy phát điện công nghiệp
Bảo trì máy phát điện – sửa chữa máy phát điện công nghiệp

Khi nào cần bảo trì, sửa chữa máy phát điện ?

Trong quá trình sử dụng, máy phát điện công nghiệp, máy phát điện 3 pha …Việc bảo trì máy phát điện phải luôn được thực hiện song song. Nếu xảy ra sự cố hoặc hư hỏng, doanh nghiệp cần phải tiến hành sửa chữa máy  phát điện kịp thời. Tránh tình trạng máy móc vận hành liên tục trong nhiều giờ mà không được kiểm tra, sửa chữa.

  • Thông thường việc kiểm tra mức nhớt, mức nước làm mát, tình trạng bình ắc quy và dây nối phải được kiểm tra hằng ngày và trước khi khởi động.
  • 50-100 giờ chạy máy đầu tiên:
    • Kiểm tra sự rò rỉ dầu nhớt hoặc nhiên liệu, độ căng dây đai quạt gió, các mối nối bulông. Sửa chữa và điều chỉnh nếu cần.
    • Thay mới dầu nhớt và lọc nhớt.
  • Sau mỗi 500 giờ chạy máy:
    • Kiểm tra vệ sinh sạch hệ thống làm mát.
    • Thay mới: dầu nhớt và lọc nhớt.
  • Sau mỗi 1.000 giờ chạy máy:
    • Kiểm tra điều chỉnh độ căng dây đai, vệ sinh bơm nhiên liệu thấp áp.
    • Thay mới lọc nhiên liệu.
  • Sau mỗi 2.000 giờ: kiểm tra làm sạch và điều chỉnh hệ thống nhiên liệu.
  • Trong bất kỳ trường hợp nào, phải thay nhớt ít nhất 2 lần trong một năm.

Dịch vụ bảo trì máy phát điện công nghiệp của Máy Phát Điện Sài Gòn

Máy Phát Điện Sài Gòn nhận sửa chữa máy phát điện tận nơi, đảm bảo việc sửa chữa hoàn thành nhanh gọn, đưa máy móc của quý khách vào hoạt động kịp tiến độ. Với đội ngũ kỹ thuật chuyên nghiệp lành nghề, thân thiện, đảm bảo quý khách hàng hài lòng.

Máy Phát Điện Sài Gòn chuyên cung cấp dịch vụ sửa chữa máy phát điện của tất cả các dòng máy hiện có trên thị trường : máy phát điện Cummins, Máy phát điện Doosan, Máy phát điện Perkin, Máy phát điện Mitsubishi, Máy phát điện Yanmar, Máy phát điện Denyo, Máy phát điện Kohler, Máy phát điện Isuzu, Máy phát điện Komatsu,…

Bảo trì , sửa chữa máy phát điện hợp lý và đúng cách sẽ kéo dài tuổi thọ của động cơ, giảm thiểu những hư hỏng không đáng có trong quá trình vận hành, duy trì ổn định mức tải của tổ máy.Tiết kiệm chi phí cho khách hàng.

Hiểu được những lo lắng của doanh nghiệp trong việc lựa chọn đợn vị sửa chữa máy phát điện uy tín,chất lương. Chúng tôi đã đầu tư trang thiết bị sửa chữa tân tiến nhất, đào đạo đội ngủ kỹ thuật chuyên nghiệp nhất. Nhằm đem lại hiệu quả,chất lượng tốt nhất cho khách hàng,Máy Phát Điện Sài Gòn không ngừng cải tiến và nâng cấp dịch vụ sửa chữa máy phát điện.

Bảo trì máy phát điện - sửa chữa máy phát điện công nghiệp
Bảo trì máy phát điện – sửa chữa máy phát điện công nghiệp

Quy trình tiến hành bảo trì, sửa chữa máy phát điện công nghiệp của Máy Phát Điện Sài Gòn

  • Đội ngũ tư vấn viên tiếp nhận yêu cầu và thông tin chi tiết từ khách hàng.
  • Tiến hành khảo sát tận nơi hoặc qua mô tả của khách hàng
  • Báo giá dịch vụ theo khảo sát và tư vấn phụ tùng,phụ kiện thay thế cần thiết
  • Xác nhận và tiến hành sửa chữa tận nơi hoặc phải vận chuyển tuỳ theo mức độ, tình trạng máy.
  • Bảo dưỡng và vệ sinh sau khi sửa chữa
  • Chạy kiểm tra và đánh giá quá trình sửa chữa.
  • Nghiệm thu , ký bàn giao và đưa vào vận hành.

Thông tin liên hệ

+ Địa chỉ: 36C/14 Đường 16, P. Linh Trung, Q. Thủ Đức, TP. Hồ Chí Minh

+ Điện thoại: 0855 94 95 96

 

Các sự cố thường gặp của máy phát điện công nghiệp ?

Máy không khởi động được, rò rỉ của hệ thống nhớt, dầu diesel, nước làm mát và hệ thống khí xả…

Khi nào cần bảo trì, sửa chữa máy phát điện ?

Định kỳ 3-6 tháng một lần hoặc tuỳ vào độ mới của máy.

Dịch vụ bảo trì máy phát điện công nghiệp của Máy Phát Điện Sài Gòn có tốt không?

Chúng tôi luôn đảm bảo quy trình sửa chữa và bảo trì máy phát điện được nghiệm thu hoàn chỉnh trước khi bàn giao cho khách.

4.7/5 - (6 bình chọn)

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *